Những lưu ý khi đầu tư nhà lưới nông nghiệp

Khám phá những lưu ý quan trọng cần được xem xét khi đầu tư nhà lưới nông nghiệp để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án của bạn.

Ngày đăng: 29-03-2024

336 lượt xem

 

Khi quyết định đầu tư vào nhà lưới nông nghiệp, việc hiểu rõ các yếu tố quan trọng và lưu ý cần thiết là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều cần xem xét để đảm bảo rằng dự án của bạn được triển khai một cách thành công và hiệu quả:

1. Xác Định Mục Tiêu và Nhu Cầu:
Xác định rõ mục tiêu của bạn khi đầu tư vào nhà lưới nông nghiệp: liệu bạn muốn trồng loại cây nào, mục đích thương mại là gì, và nhu cầu về diện tích và kỹ thuật xây dựng.
2. Nghiên Cứu và Lập Kế Hoạch:
Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại nhà lưới, các công nghệ và thiết bị phù hợp với nhu cầu của bạn.
Lập kế hoạch chi tiết bao gồm kinh phí, thời gian triển khai, và các bước cụ thể để đạt được mục tiêu của dự án.
3. Chọn Địa Điểm Lý Tưởng:
Chọn địa điểm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và hạ tầng để xây dựng nhà lưới.
Đảm bảo rằng vị trí được chọn có nguồn nước và nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động nông nghiệp.
4. Chọn Loại Nhà Lưới Phù Hợp:
Xác định loại nhà lưới (nhựa, kính, polyethylene, vv.) phù hợp với loại cây và điều kiện thời tiết trong khu vực của bạn.
Đảm bảo rằng nhà lưới được lựa chọn có chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
5. Tư Vấn Chuyên Gia và Đào Tạo:
Tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia trong ngành và tham gia các khóa đào tạo để nắm vững các kỹ thuật xây dựng và quản lý nhà lưới.
Hợp tác với các chuyên gia và đối tác có kinh nghiệm để đảm bảo dự án của bạn được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kết Luận:
Đầu tư vào nhà lưới nông nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về ngành nông nghiệp. Bằng cách tuân thủ những lưu ý và khuyến nghị trên, bạn sẽ tăng cơ hội để thành công và đạt được lợi ích tối đa từ dự án của mình.

CÁC BẠN THAM KHẢO THÊM CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Nhà lưới nông nghiệp
Đầu tư nhà lưới
Lưu ý khi đầu tư nhà lưới
Xây dựng nhà lưới
Kỹ thuật nhà lưới

 

Hiện nay mô hình trồng rau trong nhà lưới không còn xa lạ với bà con nông dân, đây được xem là mô hình trồng rau an toàn bảo vệ cây trồng hiệu quả khỏi côn trùng phá hoại mà không cần đến sự can thiệp của thuốc diệt côn trùng. Sau đây vật liệu ngôi nhà Việt giới thiệu đến bạn một số việc cần lưu ý khi mua lưới nông nghiệp giúp bạn đạt năng suất cao.

1. Mô hình nhà lưới trồng rau loại kín

Đây là loại hình nhà lưới nông nghiệp có không gian canh tác được phủ kín toàn bộ, cả trên mái cũng như xung quanh.Thiết kế có cửa ra vào cũng phủ bằng lưới, là mô hình tuyệt vời để che chắn ngăn ngừa xâm hại của côn trùng. Khung được làm bằng cột bê tông hoặc khung sắt hàn được bắt ốc vít độ cao từ 2-4m.

Loại lưới nông nghiệp được sử dụng là lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây chuyên dùng cho kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới, nhà kính. Để giảm chi phí nên đa số người dân chọn lưới sản xuất bằng vật liệu trong nước,  kỹ thuật dệt lưới đơn giản. Lưới chống côn trùng hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng, không khí không được thoáng. Nhưng việc chống lại côn trùng xâm nhập bằng mô hình nhà lưới này là rất cao, đảm bảo được chất lượng rau.

Báo giá thi công nhà lưới nông nghiệp năm 2019 - Song Phát

2. Mô hình nhà lưới trồng rau loại hở

Đối với loại hình trồng rau này thì độ đảm bảo việc cây trồng bị côn trùng phá hoại không được đảm bảo cao. Vì loại nhà lưới chống công trùng này được che chủ yếu trên mái hoặc một phần xung quanh.Với kiểu nhà lưới này thì chủ yếu để hạn chế ảnh hưởng của mưa gió, để có thể canh tác được trong cả mùa mưa.

Loại lưới nông nghiệp được sử dụng chủ yếu là lưới phổ thông, giá rẻ, chất lượng tùy vào giá thành và mục đích trồng rau.

Mô hình nhà lưới trồng rau kín sử dụng lưới mùng màu trắng đục hoặc xanh lá cây

3. Mô hình nhà kính được thiết kế bằng khung sắt

Là loại nhà lưới nông nghiệp mà không gian xung quang được phủ kín toàn bộ bằng lưới chống côn trùng trồng rau sạch, cả trên mái. Đây là mô hình tuyệt vời để che chắn ngăn ngừa xâm hại của côn trùng.

Về mặt thiết kế nhà lưới nhà kính trồng rau kiểu khung sắt

Kiểu Mái: Có thể làm mái vòm, mái bằng hoặc hai mái hình tam giác
Khung Giàn: làm bằng cột bê tông hoặc khung sắt hàn hay bắt vít.
Lưới: nếu làm bằng lưới hay màng chất lượng kém thì tuổi thọ thấp khoảng dưới 1 năm, còn nếu chất lượng tốt thì đến vài năm.
Cao Độ: từ 3.5m đến 4.5m
Ưu điểm của kiểu nhà lưới nhà kính khung bằng sắt

Vì ngăn được côn trùng nên giảm được thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, giúp rau an toàn hơn.
Tăng vòng xoay thời vụ do trồng được quanh năm.
Chất lượng rau vẫn đảm bảo kể cả mùa mưa hay nắng, thậm chí năng suất còn hơn ngoài đồng ruộng ở mùa mưa, còn mùa nắng thì có biện pháp để cải thiện sinh trưởng của cây trồng.
Tất nhiên nó cũng có những nhược điểm như nhiều mô hình khác: do thâm canh nên cũng phát sinh vài loại bệnh, một số côn trùng trong đất v.v… Đầu tư vốn ban đầu khá cao.

4. Lựa chọn lưới theo khí hậu

Nếu khí hậu quá nóng bạn nên hạn chế lựa chọn lưới che nắng có độ dày cao, màu sắc tối, độ cao vừa phải tránh gây ra hiện tượng héo cây. Vào mùa lạnh thì ngược lại bạn nên chọn lưới có độ dày để giữ ấm cho cây trồng, màu mắc không hạn chế.

Mô hình nhà màng, nhà lưới hướng sản xuất áp dụng công nghệ cao ...

5. Lựa chọn dựa vào chất liệu, độ bền, độ dày thưa của lưới

Việc lựa chọn lưới dựa vào chất liệu, độ bền là điều rất quan trọng, một tấm lưới nông nghiệp tốt phải đảm bảo độ bền cao sử dụng được lâu, có khả năng chống tia UV. Tùy vào mục đích bạn sử dụng để tránh côn trùng nào mà chọn lưới có lỗ dày hay thưa. Với các loại côn trùng to thì có thể sử dụng lưới lỗ thưa, với côn trùng nhỏ như muỗi, bồ hóng,… nên dùng lưới có lổ càng dày càng tốt.

Việc lựa chọn độ dày thưa của lỗ lưới chống côn trùng cũng gây ảnh hưởng đến nhiệt độ và sự tăng trưởng của cây trồng, vì thế nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn.

Bên cạnh những lưu ý trên bạn cần để ý đến xuất xứ, hạn sử dụng của lưới. Tránh sử dụng lưới đã sản xuất có khoản thời gian cách thời hạn sử dụng quá lâu sẽ không đảm bảo được độ an toàn của lưới. Nên thay lưới chống côn trùng theo định kỳ để đảm bảo tính an toàn cho vườn rau của bạn. Đừng tham những nơi rao bán lưới giá rẻ, tiền nào của đó thôi, bạn nên chọn nơi sản xuất cũng như nơi bán uy tín.

Với một số việc cần lưu ý khi mua lưới chống côn trùng, hy vọng bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc lựa chọn lưới chống côn trùng giúp cho vườn rau của mình thêm tươi tốt.

Mô hình nhà lưới hay nhà kính trồng rau là một trong các mô hình canh tác rau sạch an toàn, Kể từ khi mới xuất hiện đến nay có cả hàng chục nghìn mô hình trồng sau sạch trong nhà lưới được triển khai nhưng cung vẫn không đủ cầu.

Đối với khí hậu phức tạp như ở Việt Nam, mô hình nhà lưới trồng rau ăn lá tỏ ra có hiệu quả, làm tăng năng suất và đem lại năng suất cao cho việc trồng rau sạch

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha